Ninh Thuận: Ngay cả ngư dân còn nhầm, huống hồ…!

Mới đây trên địa bàn tỉnh, thêm một trường hợp ở phường Đông Hải, Tp. Phan Rang-Tháp Chàm tử vong mà nguyên nhân là ăn ốc biển lạ. Điều đáng nói đây lại là ngư dân trực tiếp đánh bắt trên biển vốn khá rành rẽ các loài hải sản, biết loài nào có độc hay không... vậy mà vẫn còn nhầm lẫn dẫn đến hậu quả rất đáng tiếc.

ốc biển
Người tiêu dùng cần cảnh giác khi chọn mua, sử dụng các loài ốc biển. Ảnh: Sơn Ngọc

Việc ngộ độc thực phẩm do ăn hải sản lạ không phải là mới và mặc dù đã được cảnh báo trên các phương tiện truyền thông nhưng xem ra “sức lan tỏa” chưa nhiều.

Cho nên đã có không ít người tự “đánh cược” sinh mạng mình bằng chính sự dễ dãi trong sử dụng thực phẩm. Hiện nay, ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là tại các trung tâm thị trấn, thị tứ và trung tâm Thành phố tình trạng bán các loại sò, ốc, cua, ghẹ tươi sống khá phổ biến do những người mua đi bán lại hoặc có điểm bán cố định tại chợ “chồm hổm” vỉa hè, lề đường hoặc bán dạo. Người mua cũng không ít nhưng khi hỏi thì cả người mua lẫn người bán đều không mấy hiểu biết kỹ về hải sản, nhất là ngày càng có nhiều loài “ốc” lạ được bày bán với tên gọi được phỏng theo hình dáng và theo từng địa phương, còn hải sản đó có chứa độc tố tự nhiên hay không thì... chỉ có ăn rồi mới biết!. Và hậu quả nhãn tiền: Ngộ độc nhẹ thì... bị “tào tháo rượt” còn nặng thì phải vào bệnh viện điều trị và nếu không kịp thời sẽ dẫn đến tử vong như trường hợp đã nêu trên.

Không chỉ có hải sản lạ mà trên thị trường còn bán các loại cá khô, trong đó có cả những loại có độc tố cao nếu chế biến không đúng quy trình như cá nóc, hoặc không rõ nguồn gốc hoặc tẩm ướp nhiều hóa chất cấm, không có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng… cũng rất phổ biến. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các vụ ngộ độc trên địa bàn tỉnh thời gian qua và sẽ tiếp diễn nếu người tiêu dùng quá “cả tin” và “thờ ơ” trước sức khỏe của mình.

Dân gian có câu: “Tham thực thì cực thân”, nếu “vận” vào những trường hợp nêu trên cũng không sai. Vấn đề quan trọng là người tiêu dùng cần có hiểu biết cần thiết khi mua thực phẩm là hải sản. Người khai thác cũng cần được ngành chức năng tập huấn thường xuyên về các loài hải sản nhằm tránh những loài có độc tố, qua đó loại ngay từ đầu để không dùng hoặc bán trên thị trường, vô tình đem đến sự tổn hại về sức khỏe, thậm chí là sinh mạng của người tiêu dùng. Thực tế là, ngay cả ngư dân còn “nhầm” trước những “sản vật” độc hại của biển huống chi người tiêu dùng!. Vậy nên tốt nhất là hãy kiên quyết “nói không” với hải sản lạ, không rõ nguồn gốc để trước hết là tự bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân.

Báo Ninh Thuận, 10/07/2015
Đăng ngày 13/07/2015
Tuấn Dũng
Ẩm thực

Bùng phát bệnh nhiễm trùng nguy hiểm liên quan đến nguồn cá nước ngọt ở Hong Kong

Ngày 20/10, cơ quan y tế Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) xác nhận sự bùng phát của một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm sau khi phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh có liên quan đến cùng một nguồn cá nước ngọt.

chợ cá Hongkong
• 12:56 22/10/2021

Bạc Liêu: Phát hiện ổ dịch tại công ty thủy sản với 50 ca dương tính Covid-19

Tỉnh Bạc Liêu vừa ghi nhận 100 trường hợp dương tính Covid-19, trong đó có đến 50 ca qua xét nghiệm, sàng lọc trong cộng đồng liên quan ổ dịch tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi (khóm 2, P.1, TX.Giá Rai).

công ty thủy sản
• 11:34 20/10/2021

Tài xế chở cá mắc COVID-19 lây nhiễm cho 30 công nhân khác

Một tài xế chở cá từ tỉnh Trà Vinh đến bãi cá Dương Lan ở An Giang giao cá thì phát hiện dương tính COVID-19. Sau đó, có thêm 30 trường hợp khác là công nhân khuân vác cá tại bãi này cũng bị nhiễm COVID-19.

Trung tâm y tế An Phú
• 16:46 06/08/2021

Vũng Tàu lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm của thuyền viên tàu cá

Theo Ban Quản lý (BQL) cảng cá Tân Phước, xã phước Tỉnh (huyện Long Điền), tính từ ngày 30/6 đến 29/7, các lực lượng chức năng đã tiến hành lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các thuyền viên khi tàu cập cảng cá Tân Phước, xã Phước Tỉnh vàđều có kết quả âm tính.

Lấy mẫu covid
• 15:35 29/07/2021

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 10:06 17/04/2024

Cá chét - Loài cá đầy chất dinh dưỡng cho sức khỏe

Được mệnh danh là đệ nhất hải sản biển, cá chét sống ở vùng nước mặn và là một phần không thể thiếu trong ẩm thực cá biển. Cá chét là một loại hải sản hảo hạng, được biết đến với chất thịt ngon và là một trong những loại cá mang đầy giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe.

Cá chét
• 10:22 11/04/2024

Hương vị ốc ruốc

Tại Bình Định, thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba (âm lịch) là thời điểm nhiều người đổ về các vùng biển để cào ốc ruốc. Ốc ruốc có kích thước bằng đồng đều hạt cúc áo, đủ màu sắc, khá xinh xắn, khi ăn xong có nhiều người gom vỏ ốc để kết thành rèm cửa, xâu chuỗi đeo tay…

Ốc ruốc
• 11:00 26/03/2024

Vào mùa cá dìa Bình Định với các món ngon

Tại tỉnh Bình Định, Cá Dìa bông (Siganus guttatus, Bloch 1787) là loài cá nước lợ - mặn, có giá trị kinh tế khá cao. Khi còn nhỏ, cá sống chủ yếu ở vùng đầm phá, cửa sông; lúc trưởng thành thì di cư ra biển, tìm đến các ghềnh đá, bãi san hô... để sinh sản.

Cá dìa
• 10:10 13/03/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 20:23 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 20:23 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 20:23 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 20:23 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 20:23 27/04/2024